Nếu phải tôn vinh hay ca ngợi Thầy, tôi thật sự gọi Thầy là bậc Sư Phụ, mà không dám có ngôn từ nào để nói về Thầy... Nhân làm số báo tưởng niệm Thầy, tôi rất sung sướng khi tờ báo tôi luôn có "số lượng đếm đủ trên một bàn tay" là những cây bút biên khảo tầm cỡ... Là những cây bút trụ cột, hay gọi là "chủ lực" cho sự sống còn của tờ báo... Trong Văn Học Mới số 13 "Tưởng niệm Thi sĩ Trần Hồng Châu (GS Nguyễn Khắc Hoạch)" kỳ này, có hai bài trụ cột của Nhà biên khảo Nguyễn Vy Khanh và Nhà văn Nguyễn Văn Sâm, có thể nói rằng rất đầy đủ, có giá trị do viết hay, viết đúng cho chủ đề của số báo... Để tôn vinh công lao to lớn và đức độ lan tỏa mà Giáo Sư Nguyển Khắc Hoạch đã đóng góp cho hai nền" Giáo Dục và Văn Học Việt Nam", tôi có thể trích đoạn trong bài viết của Nhà Văn Nguyễn Văn Sâm như sau: "Tuần qua, Hoàng Lan, ái nữ của thầy, và gia đình đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của thầy, đó là tin trong một email của GS Đàm Trung Pháp, Chủ Biên Danh Dự TẬP SAN VIỆT HỌC gởi ra cho thân hữu, GS Pháp cũng nói thêm: Với tôi, cố Giáo Sư Nguyễn Khắc Hoạch là một giáo sư đại học lẫy lừng tên tuổi, một học giả uyên bác, một nghệ sĩ chân chính, và một hiền nhân của đất nước. Không có nhận định nào ít lời nhiều ý bằng nhận định trên. Bao nhiêu thế hệ môn sinh của thầy rải rác trên các lục địa nầy có thể xác định điều đó ...Rõ, con đường thi ca hay văn chương của Thầy là "hơi thở" của bao thời đại mà Thầy nếm trải.!! Nói đên đây khiến tôi nhớ một "danh ngôn" dài, cần nêu bật ra đây để giới sáng tác chúng ta đọc và suy ngẫm: Văn chương không phải hơi thở của xã hội đường thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội đó, không cảnh báo kịp thời những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội - thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên của văn chương; nó chỉ có cái mã ngoài. Thứ văn chương đó đánh mất lòng tin của nhân dân, và những tác phẩm của nó được phát hành bị dùng như giấy lộn thay vì được đọc. Literature that is not the breath of contemporary society, that dares not transmit the pains and fears of that society, that does not warn in time against threatening moral and social dangers - such literature does not deserve the name of literature; it is only a façade. Such literature loses the confidence of its own people, and its published works are used as wastepaper instead of being read.- Aleksandr Solzhenitsyn (1918 - 2008) Nhà văn, nhà viết kịch của Liên Bang Xô Viết và Liên Bang Nga đoạt giải Nobel Văn Học năm 1970